Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái: Nguyên nhân và cách xử lý


Có thể nói thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng của bà bầu. Mỗi một thay đổi dù là nhỏ nhất trong suốt thời gian mang thai đều sẽ khiến mẹ bận tâm. Có không ít bà bầu bị đau nhói bụng bên trái, cụ thể vấn đề này là như thế nào? Hãy cùng Menacal.vn đi tìm lời giải đáp để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé. 

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau nhói bụng bên trái

Hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai xảy ra khá phổ biến và có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân đau nhói bụng bên trái do mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và đó có thể là nguyên nhân gây đau nhói bụng bên trái:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên trái ở bà bầu. Nó thường xuất hiện phổ biến hơn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi thai nhi lớn lên và chèn ép các cơ quan nội tạng, bao gồm cả dạ dày. Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dạ dày, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược hơn.

  • Thai ngoài tử cung: Nếu xuất hiện cảm giác đau thắt trong thời gian đầu mang thai thì khả năng cao là mẹ đang bị mang thai ngoài tử cung. Mẹ hãy đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và có được tư vấn phù hợp nhé.

  • Nhiễm trùng tiết niệu: Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ mang thai trong bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là đi tiểu đột ngột, cảm giác nóng rát và có thể có máu, một số trường hợp sẽ bị đau bụng trái. Mẹ bầu nên đi khám ngay khi có triệu chứng để được điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời mẹ nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ phù hợp với mẹ bầu.

  • Sảy thai: Sảy thai là tình trạng thai nhi chết trong tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai có những biểu hiện như chảy máu âm đạo, đau bụng và chuột rút. Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái hoặc đau ở hai bên dạ dày, đi kèm chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của sảy thai. Đây là tình trạng nguy hiểm cho mẹ bầu nên cần được xử lý kịp thời.

  • Đau dây chằng tròn: Dây chằng tròn nằm ở hai bên tử cung, giúp giữ tử cung ở đúng vị trí và hỗ trợ thai nhi. Đau dây chằng tròn thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng và dây chằng tròn của tử cung bị kéo căng để hỗ trợ. [1]

  • Tiền sản giật: Tiền sản giật trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu bị đau phía xương sườn trái và gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nên phải tuyệt đối lưu ý. Tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai lần đầu.

  • Bong nhau thai: Vào tam cá nguyệt thứ 3, những cơn đau trong tử cung có thể là dấu hiệu nhắc nhở mẹ về tình trạng bong nhau thai. Vấn đề này xảy ra khi nhau thai bị tách khỏi tử cung quá sớm và gây ra sự xáo trộn. Bà bầu sẽ cảm giác đau quặn ở vùng bụng, co thắt ở tử cung kèm chảy máu âm đạo…

  • Rối loạn chức năng khớp mu: Đây cũng là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Rối loạn chức năng khớp mu sẽ gây ra đau ở vùng khớp mu ở phía trước xương chậu. Cơn đau có thể lan ra ở vùng bẹn, đùi trong và thậm chí cả lưng dưới của mẹ bầu.

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái không do mang thai

Ngoài những nguyên nhân do mang thai, bà bầu bị đau nhói bụng bên trái cũng có thể do các bệnh lý phổ biến có thể gặp ở người bình thường như:

  • Táo bón: Phụ nữ mang thai rất hay gặp các tình trạng về rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật hợp lý để hạn chế được tình trạng này.

  • Viêm túi thừa: Cơn đau của viêm túi thừa thường bắt đầu ở quanh rốn, sau đó di chuyển sang bụng dưới bên trái, có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón. Việc điều trị viêm túi thừa ở bà bầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp nhẹ bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, mẹ bầu có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

  • Viêm ruột thừa: Tương tự như viêm túi thừa, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện đau ở vùng bụng để có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

  • Loét dạ dày: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị loét dạ dày hơn so với khi không mang thai. Điều trị loét dạ dày ở bà bầu cũng phụ thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cần để ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, cùng với đó là thăm khám thường xuyên để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

  • Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây đau nhói bụng bên trái cho bà bầu, nhưng không quá phổ biến. Tùy vào độ lớn của sỏi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ cần lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc và các sản phẩm bổ sung chất khoáng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Đọc thêm: Sỏi Thận Có Uống Được Canxi Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Như vậy, hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân từ bệnh lý thông thường và không gây nguy hiểm. Ngược lại, một số trường hợp khác lại là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm cần được thăm khám và xử lý kịp thời.

2. Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có nguy hiểm không?

Việc bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm của nó cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.

Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân có thể gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi đó là mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, bong nhau thai, sảy thai, viêm ruột thừa…

Mẹ bầu phải nhớ rằng, việc tự chẩn đoán và điều trị là không được phép và có thể gây ra nhiều hậu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ ngay lập tức ở mẹ bầu.[2]

  • Đau bụng dữ dội, dai dẳng

  • Chảy máu âm đạo

  • Sốt

  • Buồn nôn và nôn

  • Cảm giác ớn lạnh

  • Chóng mặt, ngất xỉu

  • Đau rát khi đi tiểu

  • Tiểu ra máu

3. Cách xử lý bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai

Một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau bụng ở bên trái khi mang thai là:

  • Nghỉ ngơi: Nếu đau bụng không quá dữ dội, mẹ hãy nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như nằm nghiêng về phía bên phải để giảm áp lực lên tử cung, kê gối gác chân hoặc ngồi tự vào ghế có đệm lưng.[3]

  • Chườm ấm nóng vào vùng bụng bị đau: Mẹ hãy đặt một chiếc khăn ấm vào vùng bụng dưới bên trái để giúp giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng khăn quá nóng để tránh làm tổn thương da của mẹ.

  • Thay đổi tư thế: Đôi khi, đau bụng có thể do thai nhi phát triển và tử cung bị ép vào các cơ, cơ quan xung quanh. Mẹ hãy thử thay đổi tư thế hoặc tập các bài tập nhẹ để giúp giảm áp lực, cải thiện sự lưu thông máu và giảm đau.

Các biện pháp trên chỉ là những biện pháp tạm thời. Nếu cơn đau xảy ra dữ dội hoặc kéo dài thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử trí kịp thời. Đặc biệt, mẹ hãy luôn đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai. Hy vọng đây đều là những thông tin bổ ích giúp mẹ mang thai khỏe mạnh và an toàn. Nếu còn thắc mắc thêm về các vấn đề sức khoẻ, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 hoặc truy cập Menacal.vn

Nguồn bài viết: https://menacal.vn/ba-bau-bi-dau-nhoi-bung-ben-trai/ 

Comments

Popular posts from this blog

Ba bau uong 2 vien canxi moi ngay co duoc khong?