Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Top món ăn ngon từ rau muống
Trong thời gian mang thai, thai phụ được khuyến khích bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm như thịt, cá, sữa và rau xanh. Trong đó, rau muống được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Những lợi ích mà loại rau này mang lại là gì? Mẹ có thể tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Trong rau muống chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho thai nhi. Đặc biệt, loại rau này cũng là nguyên liệu dân dã có thể chế biến thành nhiều món ăn cho mẹ bầu.
Một số món ăn từ rau muống được rất nhiều mẹ bầu yêu thích như:
Rau muống luộc: Đây là món ăn dễ thực hiện, rất lành mạnh và bổ dưỡng nên nhiều mẹ bầu yêu thích. Đặc biệt những mẹ đang trong chế độ ăn kiêng dầu mỡ.
Rau muống xào tỏi: Món ăn này được thực hiện với những nguyên liệu hết sức đơn giản như tỏi, rau muống, xì dầu, mắm, hạt nêm. Sau khi phi tỏi, rau muống đã rửa sạch được cho vào chảo và xào chín. Sau đó mẹ nêm nếm gia vị vừa đủ và đảo đều tay khi rau chín là có thể dùng được.
Nộm rau muống tôm khô: Món ăn này được chế biến khá phức tạp. Các nguyên liệu được sử dụng là rau muống, tôm khô, tỏi băm, ớt băm, nước cốt chanh, rau mùi, húng quế, lạc rang sẵn, gia vị. Đầu tiên, rau muống được luộc chín, tôm xào khô. Sau đó trộn hai nguyên liệu này với nước mắm tỏi ớt, thêm rau thơm, đậu phộng để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài những gợi ý trên, rau muống có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tùy khẩu vị của mẹ bầu. Loại rau dinh dưỡng này giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn để thích nghi với khẩu vị “khó tính” ngày bầu bí.
Lợi ích của rau muống đối với bà bầu
Để tìm hiểu cụ thể lợi ích mà rau muống mang lại cho bà bầu, mẹ nên biết được những thành phần trong loại nguyên liệu này là gì? Rau muống chứa trên 18 loại vitamin, khoáng chất và chất điện giải.
Như vậy, rau muống chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Những dưỡng chất này mang đến đến nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể như:
Giảm cholesterol: Những vitamin A, C trong rau muống có khả năng giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Nhờ đó, mẹ bầu có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ tim mạch và tiểu đường khi mang thai.
Cải thiện tiêu hóa, chống táo bón: Từ bảng thành phần trên có thể thấy rau muống chứa lượng chất xơ khá lớn. Thành phần này giúp tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Cải thiện thiếu máu: Trong 100g rau muống chứa 1,67mg chất sắt. Phụ nữ mang thai thiếu sắt được khuyến khích nên dùng nhiều rau muống để hỗ trợ cơ thể tạo máu, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong và sau khi sinh.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Có nhiều cách chế biến rau muống mà không cần sử dụng dầu mỡ, đường ngọt như rau luộc, trộn nộm,… Chế độ ăn rau xanh lành mạnh này ngăn ngừa tiểu đường rất tốt cho mẹ bầu.
Chống oxy hóa: Vitamin A trong rau muống là chất chống oxy hóa tiêu biểu. Chúng ngăn chặn sự tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Điển hình là khả năng chống oxy hóa cholesterol, giúp chống các bệnh tim mạch nguy hiểm khi đang mang thai. [1]
Cải thiện thị lực: Các nhà khoa học đã phát hiện rau muống chứa nhiều vitamin A, carotenoid hoặc lutein. Đây đều là thành phần có lợi cho mắt, ngăn ngừa giảm thị lực, xuất huyết võng mạc,…
Tóc chắc khỏe: Từ lâu, rau muống được biết đến với công dụng trị gàu, ngăn ngừa tóc gãy rụng, giúp thai phụ có mái tóc bóng mượt, tự nhiên.
Chống lão hóa, trẻ hóa làn da: Các chất chống oxy hóa trong rau muống cũng làm giảm dấu hiệu lão hóa do yếu tố từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời hoặc bụi bẩn. Nhờ đó, rau muống có thể làm giảm nếp nhăn, giúp làn da mẹ bầu thêm căng mịn.
Chắc khỏe xương, răng: Hàm lượng canxi, magie, selen trong rau muống khá cao. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho xương và hỗ trợ xương hấp thu canxi tốt hơn.
Những điều cần lưu ý khi ăn rau muống
Có thể nói, rau muống là thực phẩm lành tính, giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho thai phụ trong suốt thai kỳ. Dù vậy, để đảm bảo an toàn, bà bầu vẫn cần chú ý một số điều sau khi sử dụng rau muống:
Rửa sạch trước khi chế biến, đặc biệt với rau muống mọc tự nhiên. Bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, trứng ký sinh. Nếu mẹ không rửa sạch thì có thể nhiễm sán, nhiễm giun hoặc tiêu chảy.
Nên nấu chín, không ăn sống: Dù mẹ đã rửa lại nhiều lần nhưng khó có thể đảm bảo đã rửa sạch giun sán hay chưa. Ăn chín, uống sôi là biện pháp đơn giản nhất để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mẹ bầu.
Không ăn rau muống và uống sữa cùng lúc: Sữa bò, sữa chua hoặc phô mai đều được khuyến cáo không nên dùng cùng rau muống. Rau muống chứa hàm lượng sắt cao, khi dùng cùng với những thực phẩm giàu canxi như sữa sẽ cản trở việc hấp thu canxi, thậm chí gây đầy bụng, khó tiêu.
Không ăn rau muống khi có vết thương ngoài da: Hợp chất Madecassol trong rau muống làm tăng sinh mô sợi collagen bên dưới lớp tế bào biểu bì. Khi phát triển quá mạnh, chúng đẩy lớp biểu bì lên và hình thành sẹo.
Không nên ăn quá nhiều rau muống: Rau muống có tính hàn. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Người bị nhức xương do viêm khớp, gout hoặc sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống: Rau muống rất giàu đạm, canxi, kali cùng nhiều loại muối khoáng khác. Ăn chất đạm quá nhiều sẽ không tốt cho người bị gout. Thực phẩm quá nhiều canxi có thể gây lắng đọng tại thận. Ngoài ra, dù có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng loại rau này có thể làm tăng huyết áp nên người bị huyết áp cao không nên dùng quá nhiều.[3]
Giãn tĩnh mạch hoặc yếu chân tay: Đây chỉ là thông tin được truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận hơn bằng việc hạn chế ăn rau muống.
Những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh rau muống, còn nhiều loại rau khác cũng rất tốt cho người mẹ mang thai 3 tháng đầu. Những món ăn từ các loại rau này có thể giúp thực đơn ăn uống của mẹ bầu thêm phong phú cả về chất lẫn lượng.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, 100g rau mồng tơi cung cấp 5,4 – 12% lượng sắt và acid folic mỗi ngày cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh và thiếu máu. Hơn nữa, loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện đường tiêu hóa rất tốt. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải được không?
Rau cải xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, điển hình như chất đạm, chất xơ, một số loại vitamin như A, K, C, B6, E,… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng, hạn chế táo bón và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy giảm thị lực ở mẹ bầu. Ngoài ra, ăn rau cải cũng có nhiều công dụng khác như:
Hỗ trợ xương răng chắc khỏe.
Bảo vệ tim mạch.
Tăng sức đề kháng.
Giữ làn da khỏe mạnh, điều tiết nhờn.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?
Rau lang chính là phần lá của cây khoai lang. Loại rau này chứa nhiều kali, magie, canxi, vitamin B6, B1, C, PP,… Nhờ đó mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu như:
Phòng ngừa huyết áp cao.
Ngăn ngừa tiểu đường.
Giảm tình trạng ốm nghén.
Thanh nhiệt, giải độc.
Rau lang cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm,…
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?”. Qua đó, mẹ đã biết thêm được những công dụng tuyệt vời của loại rau này khi mang thai. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thai kỳ thì có thể truy cập website menacal.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Nguồn bài viết: https://menacal.vn/bau-3-thang-dau-an-rau-muong-duoc-khong/
Comments
Post a Comment